.Trong một đánh giá gần đây được công bố bởi trang tin Military Watch của Mỹ đã đưa ra danh sách 5 dòng máy bay chiến đấu khủng nhất tại khu vực Đông Nam Á. Bảng xếp hạng này đã chọn ra năm mẫu máy bay chiến đầu mạnh nhất về mặt công nghệ trong bối cảnh tác chiến hiện đại hiện nay. Su-30MKM và Su-30SM – Malaysia và Myanmar Su-30MKM từng là chiếc chiến đấu cơ tốt nhất thế giới trong thập niên 2000 và Malaysia sở hữu tới 18 chiếc Su-30MKM vào thời điểm đó. Nhờ đó, Malaysia trở thành quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á sở hữu máy bay chiến đấu thế hệ 4+. Su-30SM cải tiến hiện đang được Không quân Myanmar đặt hàng, cải tiến chính của nó là tích hợp hệ thống điện tử hàng không ưu việt và quan trọng nhất là radar N011M Bars với phạm vi phát hiện mở rộng 400 km và khả năng tiếp cận với tên lửa R-37M và hệ thống gây nhiễu SAP-518 hiện đại hơn. F-15SG – Singapore Singapore từng gây sốt trên thị trường khi đặt mua tới 40 chiếc F-15SG. Điều này đã biến quốc đảo nhỏ bé này trở thành thành khách hàng xuất khẩu F-15 Eagle thứ năm trên thế giới sau Israel, Nhật Bản, Ả Rập Saudi và Hàn Quốc. F-15SG là biến thể được phát triển cho lực lượng không quân phải tác chiến trong môi trường đô thị với hệ thống cảm biến và hệ thống tác chiến điện tử tinh vi hơn đáng kể. Đay cũng là dòng máy bay đầu tiên sử dụng radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA). Su-30MK2/MK – Việt Nam và Indonesia Su-30MK2 hiện đang được sở hữu bởi cả lực lượng Không quân Việt Nam và Indonesia. Đây là dòng máy bay chiến đấu thế hệ 4+ được cho là có cùng gốc gác với Su-30MKK biến thế xuất khẩu riêng cho lực lượng không quân Trung Quốc và Hải quân Trung Quốc. Nhờ đó, nó có năng lực tác chiến rất mạnh trên biển. Việt Nam sở hữu khoảng 35 máy bay loại này trong khi Indonesia mới chỉ có 9 chiếc. Su-27SK – Việt Nam và Indonesia Su-27SK được xem là ngôi sao của làng máy bay chiến đấu trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Dòng máy bay này được thiết kế để trở thành đối trọng của F-15 Eagles của Không quân Mỹ và đi vào biên chế của quân đội Liên Xô vào năm 1985. Tại Đông Nam Á,Việt Nam và Indonesia là hai quốc gia duy nhất sử dụng dòng máy bay này. Trong đó Indonesia gây ấn tượng khi từng lên kế hoạch cho một phi đội 100 chiếc Su-27SK vào năm 1990 tạo thành xương sống cho lực lượng Không quân của nước này. Hiện tại Su-27SK không phải là dòng máy bay chiến đấu quá hiện đại, nó đang được cả Việt Nam và Indonesia nâng cấp thêm để phù hợp với các tiêu chuẩn tác chiến hiện đại. Trong đó tên lửa R-27 với tầm bắn trung bình 130 km vẫn là một thứ trang bị đáng gờm. MiG-29SE/SM – Myanmar Máy bay chiến đấu hạng trung MiG-29 là một trong những mặt hàng xuất khẩu phổ biến nhất của Nga trong lĩnh vực hàng không chiến đấu. Mặc dù được đánh giá cao nhờ chi phí vận hành thấp và hiệu suất bay ấn tượng nhưng nó ít phổ biến hơn ở Đông Nam Á phần lớn do độ bền thấp và các máy bay chiến đấu có phạm vi hoạt động rộng lớn trong khu vực thường được yêu cầu phải hoạt động. Hiện tại, chỉ có Myanmar sở hữu dòng máy bay này và là trụ cột của lực lượng Không quân với số lượng 27 chiếc. Theo nhận xét của Military Watch, Việt Nam và Singapore là 2 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á sở hữu lực lượng không quân lớn nhất với nhiều dòng máy bay chiến đấu công nghệ hiện đại, sức chiến đấu cao. Trong tương lai, đây vẫn sẽ là hai quốc gia dẫn đầu về lực lượng Không Quân tại Đông Nam Á.
Cảm ơn bạn đã xem qua bài viết này , mình là Thiện, 1 người yêu thích công nghệ và chia sẻ, hãy theo dõi website của mình nhé!