Cuộc đua mới trên camera di động
Điểm sáng của camera trên S23 Ultra năm nay là Pixel Binning, gộp 16 điểm ảnh thành một. Ảnh: Phương Lâm.

Ở mỗi đời smartphone mới, các hãng công nghệ lại tìm cách để thu hút sự quan tâm và thuyết phục người dùng chi tiền bằng nhiều tính năng mới khác nhau. Trong đó, trang bị camera với cảm biến khủng là cách các ông lớn gây ấn tượng một cách nhanh nhất với người dùng.

Galaxy S23 Ultra, chiếc di động cao cấp nhất mới trình làng của Samsung là một ví dụ điển hình nhất. Mặc dù vẫn có những nâng cấp đáng kể như con chip Snapdragon 8 Gen2, pin 5.000 mAh, điểm “ăn tiền” của thiết bị này là khả năng chụp ảnh dù trong điều kiện ánh sáng hạn chế.

Samsung đã tập trung nâng cấp camera S23 Ultra với cảm biến độ phân giải 200 megapixel có công nghệ Pixel Binning (gộp điểm ảnh). Hãng công nghệ đã một lần nữa bứt phá trong cuộc đua camera trên smartphone, vượt qua giới hạn của nhiếp ảnh di động.

Độ phân giải thấp hơn không có nghĩa là chất lượng kém

Camera của Galaxy S23 Ultra gây ấn tượng không chỉ bởi thông số phần cứng mà còn bởi phần mềm và những tính năng đi kèm.

Năm nay, sản phẩm đầu bảng của Samsung sử dụng công nghệ Pixel Binning, gộp 16 điểm ảnh làm một để cho ra tấm ảnh chi tiết và sắc nét hơn cùng với cảm biến hoàn toàn mới Isocell HP2. Theo lý thuyết, công nghệ này sẽ giúp cảm biến thu được nhiều ánh sáng hơn, giúp giảm nhiễu và chụp tốt ngay cả trong điều kiện ánh sáng kém.

Trước đây, nhiều người luôn nghĩ độ phân giải càng lớn camera sẽ càng xịn và có những tấm ảnh chi tiết hơn một cách rõ rệt. Nhưng khả năng gộp điểm ảnh trên S23 Ultra đã thay đổi lối mòn truyền thống này.

Camera 200 MP trên S23 Ultra gây ấn tượng nhờ khả năng gộp điểm ảnh. Ảnh: Phương Lâm.

Pixel Binning sẽ giúp smartphone thích nghi với nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau bằng cách gộp điểm ảnh theo nhiều tỷ lệ. Trong điều kiện ánh sáng tốt, người dùng có thể thoải mái chụp ảnh với đầy đủ độ phân giải. Nhưng khi gặp trở ngại với ánh sáng hạn chế, các nhóm pixel theo tỷ lệ 2×2, 3×3 hoặc 4×4 sẽ được nhóm lại thành từng pixel ảo, giúp thu thập nhiều ánh sáng hơn.

Ví dụ như cảm biến Isocell HP2 trên S23 Ultra thông thường sẽ cho ra ảnh có độ phân giải 200 MP. Nhưng bức ảnh sẽ chỉ còn 50 MP nếu gộp điểm ảnh theo nhóm 2×2 và 12,5 MP nếu nhóm theo tỷ lệ 4×4.

Chính nhờ công nghệ này, mẫu điện thoại cao cấp của Samsung có thêm một lợi thế mới so với các đối thủ khác chính là zoom ảo. Người dùng sẽ có thể crop ảnh và chỉ lấy ánh sáng vào vùng điểm ảnh trung tâm để dễ dàng zoom vào những vật thể ở xa. Đây chính là bước đầu để biến camera trên điện thoại có thể phóng to hình ảnh như máy ảnh kỹ thuật số.

Điều camera 200 MP của Samsung phải đánh đổi

Song, công nghệ này cũng đi kèm với nhiều nhược điểm. Bức ảnh thu được bằng công nghệ gộp điểm ảnh sẽ bị giảm độ phân giải. Nhưng đây cũng không phải điểm yếu đáng kể bởi hầu hết mọi người sẽ hài lòng với những bức ảnh có độ phân giải thấp, đổi lại chất lượng, độ chi tiết, lượng ánh sáng thu được lại được cải thiện hơn.

Ngoài ra, pixel binning sẽ tốn rất nhiều pin để thực hiện các tác vụ như xử lý điểm ảnh, đồng thời chiếm dụng nhiều bộ nhớ vì lưu trữ các file ảnh chất lượng cao, nặng.

Dù trong điều kiện thiếu sáng, S23 vẫn có khả năng lấy ánh sáng tốt, cho ra độ chi tiết cao. Ảnh: Xuân Sang.

Mặc dù có thông số độ phân giải hoành tráng lên đến 200 MP cùng với Pixel Binning, camera trên S23 Ultra vẫn chưa thể so sánh với những cảm biến cao cấp trên máy ảnh DSLR hay mirrorless. Những điểm ảnh lớn trên các dòng máy ảnh chuyên dụng này sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn, đồng nghĩa rằng chất lượng hình ảnh mang đến tốt hơn.

Trên thị trường smartphone, cuộc đua camera có thể được ví như một màn đấu thể thao đầy cam go bởi chỉ một thay đổi nhỏ cũng đủ để xác định người thắng, kẻ thua. Với Samsung, chiến lược của hãng rất rõ ràng: càng nhiều càng tốt, dù xét về số cảm biến, thông số độ phân giải hay thuật toán AI chỉnh sửa ảnh.

Do đó, camera 200 MP trên S23 sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho những người dùng thích công nghệ gộp điểm ảnh và khả năng xử lý, tái hiện hình ảnh bằng phần mềm tinh chỉnh và không thích những cảm biến kích thước lớn, dày cộp và cồng kềnh.

Lee Kun Hee – Những lựa chọn chiến lược và kỳ tích Samsung

Cuốn sách cho thấy những chọn lựa chiến lược nhạy bén và đúng đắn của ông Lee Kun Hee, từng bước đưa Samsung đến vị trí hôm nay. Bên cạnh đó, sách đề cập tinh thần và ý chí lao động, thái độ làm việc quyết liệt, phong cách quản lý độc đáo của Lee Kun Hee.

Những điều Samsung không nói khi ra mắt Galaxy S23

Màu “Tím Lilac” trở lại, chip Exynos không xuất hiện là những điều Samsung không đề cập đến trong sự kiện ra mắt sản phẩm.

Samsung mất 20 phút để giới thiệu camera của Galaxy S23

Thay vì dành thời gian thiết kế, màn hình hay vi xử lý, camera mới là phần quan trọng nhất trong buổi ra mắt thế hệ Galaxy S23 của Samsung.

<

p class=”article-meta”>

05:07 2/2/2023

Mục nhập này đã được đăng trong ANDROID. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Chỉ mục
Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.